Trẻ Tự Kỷ: Không Khác Biệt, Chỉ Là Đặc Biệt Theo Cách Riêng

Trẻ tự kỷ đặc biệt hay khác biệt – thuật ngữ chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người, nhưng liệu có bao nhiêu người thực sự hiểu về thế giới nội tâm của trẻ. Trong bài viết này, Dawn Bridge sẽ cùng mọi người tìm hiểu về chứng tự kỷ ở trẻ, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như các biện pháp hỗ trợ hiệu quả để con có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Trẻ tự kỷ đặc biệt hay khác biệt?

Trẻ tự kỷ (ASD – Autism Spectrum Disorder) là trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội cũng như hành vi của trẻ. Chứng tự kỷ thường xuất hiện trong khoảng 3 năm đầu đời với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến trầm trọng.

Trẻ mắc ASD sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc cá nhân và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ phù hợp trẻ vẫn có thể phát triển và hòa nhập với cộng đồng.

Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ học được các kỹ năng xã hội, giao tiếp và cải thiện hành vi của bản thân.
Tỷ lệ trẻ mắc ASD tăng cao trong những năm gần đây

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tự kỷ?

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ là vô cùng quan trọng để có thể can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở trẻ tự kỷ:

Khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội

  • Giao tiếp bằng lời nói: chậm nói, lặp lại từ ngữ, giao tiếp một chiều (chỉ nói về những thứ bản thân thích, quan tâm), khó hiểu ý nghĩa lời nói, không chủ động kể chuyện,…
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: hạn chế hoặc không giao tiếp bằng mắt, biểu cảm gương mặt hạn chế, không hiểu ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm, giọng điệu của người khác.
  • Tương tác xã hội: Khó khăn trong việc kết bạn, chơi với bạn, chia sẻ đồ chơi, tham gia các hoạt động nhóm, hiểu các quy tắc xã hội và thể hiện cảm xúc.
Trẻ mắc tự kỷ khó kết bạn

Hành vi lặp đi lặp lại, sở thích hạn chế

  • Hành vi lặp lại: Lặp đi lặp lại các động tác như vỗ tay, xoay người, chớp mắt, sắp xếp đồ vật. Trẻ cũng lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc cụm từ một cách vô thức và thường xuyên.
  • Sở thích hạn chế: Trẻ chỉ thích chơi với một số đồ chơi nhất định, ăn một số món ăn có kết cấu nhất định. Khó thích nghi với những thay đổi đột ngột.

Khả năng nhận thức và xử lý giác quan

  • Khó khăn trong việc xử lý thông tin: Khó khăn trong việc tập trung, chuyển đổi sự chú ý, ghi nhớ, tổ chức thông tin và giải quyết vấn đề.
  • Nhạy cảm giác quan: Phản ứng thái quá (sợ hãi, khó chịu) hoặc kém nhạy cảm (thờ ơ) với các kích thích từ môi trường như âm thanh, ánh sáng, mùi vị, xúc giác.

Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ?

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chứng tự kỷ là kết quả của sự kết hợp phức tạp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Yếu tố di truyền

  • Gen di truyền: Các yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân chính gây ra chứng tự kỷ. Nếu trong gia đinh có người mắc chứng tự kỷ, trẻ sẽ có nguy cơ mắc chứng này cao hơn.
  • Đột biến gen: Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ, nó có thể xảy ra tự phát hoặc được di truyền từ cha mẹ.

Yếu tố môi trường

  • Biến chứng trong thai kỳ: Có thể do bị nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc nhất định, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình mang thai.
Biến chứng trong thai kỳ có thể là một trong nhiều yếu tố góp phần gây nên tự kỷ

Phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ đặc biệt

Không có phương pháp nào “chữa khỏi” tự kỷ, nhưng bằng cách kết hợp nhiều phương pháp có thể hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến và hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo để kết hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ.

Can thip giáo dục và hành vi

  • Giáo dục đặc biệt: Cung cấp chương trình giáo dục cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ.
  • Phân tích hành vi ứng dụng (ABA): Phân tích và thay đổi hành vi dựa trên nguyên tắc củng cố tích cực, giúp trẻ học các kỹ năng mới và giảm thiểu hành vi không mong muốn.
  • Trị liệu ngôn ngữ: Cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu,….

  • Trị liệu vận động: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô, vận động tinh, kỹ năng tự phục vụ (ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,…).

Can thip y tế:

  • Khám và theo dõi định kỳ: Giúp theo dõi sự phát triển của trẻ, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc (nếu cần): Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị các triệu chứng kèm theo như rối loạn lo âu, mất ngủ,…

Can thiệp dinh dưỡng:

Bên cạnh các phương pháp can thiệp giáo dục và hành vi, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển:

  • Đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
  • Ưu tiên thực phẩm tươi ngon, chế biến đơn giản, hạn chế đồ ăn nhanh và chế biến sẵn
  • Tăng cường rau xanh, trái cây
  • Bổ sung omega-3 và probiotic
  • Uống đủ nước

Lưu ý: khi áp dụng bất kỳ một chế độ ăn nào cho trẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp nhất với cá nhân trẻ.

Bổ sung đủ nhóm chất dinh dưỡng để hỗ trợ trẻ

H tr t gia đình và cng đng:

  • Gia đình: Tìm hiểu về tự kỷ, tạo môi trường thoải mái, kiên nhẫn, áp dụng các phương pháp can thiệp tại nhà, luôn đồng hành cùng con.
  • Cng đng: Nâng cao nhn thc v t k, xây dng môi trưng sng thân thin, bao dung, h tr tr hòa nhp.

Kết luận

Trẻ tự kỷ dù mang trong mình những khác biệt, nhưng vẫn là những đứa trẻ cần được yêu thương, thấu hiểu và cũng cần có điều kiện để phát triển như bao đứa trẻ khác. Bằng cách cung cấp sự hỗ trợ phù hợp, từ giáo dục đặc biệt đến các chương trình trị liệu chuyên sâu, chúng ta có thể giúp trẻ tự kỷ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Đọc thêm:

Nguồn tham khảo:

  1. Autism Spectrum Disorder (ASD). (n.d.). Nationwide Children’s Hospital.
  2. Sulkes, S. B. (2022, February 8). Tự kỷ. Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia.
  3. Vân, T. (2024, May 25). Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?  Báo SKĐS Online.
  4. Applied Behavior Analysis (ABA) | Autism Speaks. (n.d.). Autism Speaks.
  5. Autism Spectrum Disorder: Communication Problems in Children. (2020, April 13). NIDCD.
  6. Module 4: Common Behavior Characteristics of Individuals with Autism Spectrum Disorder (ASD) | Texas Health and Human Services. (n.d.).

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.