Rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý hay còn gọi là trẻ ADHD thường có những hành vi lặp lại hoặc chỉ giới hạn sở thích trong một phạm vi nhất định. Do đó, trẻ có thể có tình trạng kén chọn thức ăn, không ăn thức ăn cứng, ăn uống vô độ, v.v. dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dawn Bridge sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý, từ đó đưa ra các giải pháp cho tình trạng này.

Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý có xu hướng gặp các vấn đề về ăn uống cao hơn trẻ bình thường cùng lứa tuổi với tỷ lệ 53.1%. Tình trạng rối loạn ăn uống biểu hiệu qua các hành vi:

Trẻ tăng động giảm chú ý kén chọn thức ăn

Trẻ có thể kén chọn và chỉ ăn các đồ ăn mà trẻ thích và né tránh các đồ ăn mà trẻ có cảm giác không thoải mái.

  • Trẻ ăn chủ yếu các loại ngũ cốc. VD: Trẻ chỉ ăn cơm trắng
  • Trẻ kén chọn cấu trúc thức ăn. VD: Trẻ chỉ ăn các đồ ăn mềm, nhão
  • Trẻ chỉ ăn một mùi vị thức ăn nhất định. VD: Trẻ chỉ ăn đồ ngọt

Trẻ tăng động giảm chú ý có các rối loạn hành vi trong bữa ăn

Trẻ có thể có một số hành vi không mong muốn trong bữa ăn hoặc trong quá trình nhai nuốt thức ăn.

  • Trẻ ăn chậm
  • Trẻ không nhai khi ăn, nuốt chửng khi ăn
  • Trẻ ăn miếng thức ăn có kích thước lớn
  • Trẻ la hét, đẩy ném đồ ăn khi ăn
anh tinh trang roi loan an uong tre tang dong giam chu y
Tình trạng rối loạn ăn uống của trẻ tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân gây ra các vấn đề ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về ăn uống ở trẻ ADHD là rối loạn xử lý giác quan.
Vấn đề này khiến trẻ tăng động giảm chú ý:
  • Kén chọn đồ ăn, nhạy cảm với các kết cấu, thành phần và mùi vị thức ăn
  • Mệt mỏi khi phải nhai những loại thức ăn như thịt, rau, thực phẩm cứng, v.v.
  • Chỉ ăn những thực phẩm mềm, cắt nhỏ, băm nhỏ hay chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định phù hợp với cảm nhận của trẻ
anh nguyen nhan gay ra roi loan an uong
Nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống ở trẻ

Hậu quả của khó khăn trong ăn uống đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Khi trẻ tăng động giảm chú ý kén ăn, có nhiều hành vi khi ăn thì trẻ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe:
  • Phát triển thể chất chậm, suy dinh dưỡng: Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng
  • Giảm sức đề kháng: Trẻ dễ dàng mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp như: viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, táo bón, v.v.
  • Chỉ số EQ thấp: Trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập, mất tập trung và khó tiếp thu kiến thức
  • Sự phát triển não bộ: Trẻ có khả năng thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não như Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, Chất béo, v.v.
  • Kém tập trung, giảm khả năng học tập: Trẻ thiếu năng lượng, mệt mỏi, khó tập trung
  • Các vấn đề về hành vi: Trẻ có khả năng có các khó kiểm soát được cảm xúc, bực tức khó chịu hoặc quấy khóc liên tục do trào ngược axit dạ dày’
anh hau qua cua roi loan an uong
Hậu quả của việc rối loạn ăn uống

Phương pháp cải thiện khả năng ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý

Để cải thiện các vấn đề về ăn uống cho trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần tìm đến sự chẩn đoán và tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa về dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt (trẻ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý, v.v.).

Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
  • Phối hợp nhiều thực phẩm: màu sắc, mùi vị, kết cấu của món ăn đa dạng, phù hợp với sở thích của trẻ nhưng cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng dưỡng chất
  • Tránh các thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn: Ghi chép lại và hạn chế các thực phẩm cần tránh cho trẻ tăng động giảm chú ý trong bữa ăn hàng ngày
  • Sáng tạo đồ ăn mới dựa trên sở thích về thực phẩm của trẻ: Trẻ tăng động giảm chú ý có xu hướng ăn các đồ ăn mà trẻ thích, cha mẹ có thể kết hợp món trẻ thích và thực phẩm mới
  • Tạo điều kiện cho trẻ tăng động giảm chú ý thư giãn: Điều này giúp tâm lý của trẻ trở nên thoải mái và vui vẻ, giúp các men tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và làm trẻ có cảm giác ngon miệng hơn
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và nhóm vitamin, khoáng: Cha mẹ có thể tham khảo bổ sung kẽm để tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ ADHD
  • Cho trẻ cùng chuẩn bị đồ ăn, dọn bàn ăn: giúp trẻ hào hứng hơn trong bữa ăn và dễ dàng làm quen với món ăn mới
anh phuong phap cai thien
Phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý

Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và khả năng học tập của trẻ. Cha mẹ hãy quan sát trẻ và thực hiện các phương pháp hỗ trợ từ đó giúp trẻ cải thiện sức khỏe và khả năng tiếp thu, học tập. Dawn Bridge luôn luôn có mặt đồng hành cùng cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con lớn lên và hỗ trợ cha mẹ các sản phẩm thực phẩm chức năng cải thiện được một số các vấn đề trẻ gặp phải.

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.