5+ Lầm Tưởng Phổ Biến Về Trẻ Tự Kỷ

Ngày nay càng nhiều những phương tiện truyền thông với đa dạng nguồn thông tin khác nhau, chưa được kiểm duyệt độ chính xác, do đó đã gây ra cho nhiều bậc cha mẹ những suy nghĩ sai lệch, lầm tưởng về trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ và những lầm tưởng phổ biến sẽ được Dawn Bridge thảo luận trong bài viết này để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chứng rối loạn phổ tự kỷ từ đó có thể hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Trẻ tự kỷ là gì?

Trẻ tự kỷ (ASD – Autism Spectrum Disorder) là những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ – tình trạng phát triển thần kinh phức tạp ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Chứng tự kỷ thường xuất hiện trong khoảng 3 năm đầu đời và có thể kéo dài suốt đời tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ của trẻ.

Dưới đây là một số khó khăn thường gặp ở trẻ tự kỷ:

  • Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội
    • Khó khăn trong việc diễn đạt, bày tỏ mong muốn và giao tiếp mắt kém
    • Khó khăn trong việc kết bạn, hiểu quy tắc xã hội và cách ứng xử phù hợp
  • Hành vi, sở thích hạn chế hoặc lặp đi lặp lại
    • Thc hin các hành đng lp đi lp li như v tay, xoay ngưi và xếp hàng đ vt mt cách cng nhc.
    • Ch tp trung vào mt s hot đng, đ chơi, ch đ nht đnh và khó thích nghi vi s thay đi.
    • D b kích đng, lo lng, cáu gin, khó khăn trong vic kim soát cm xúc.
  • Vấn đề về giấc ngủ và ăn uống
    • Khó đi vào gic ng, ng không sâu gic, hay git mình thc gic gia đêm và khó ng li.
    • Kén ăn, khó khăn trong việc nhai, nuốt do rối loạn xử lý cảm giác.
Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có những hành vi và sở thích khác biệt

5 Lầm tưởng về trẻ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ không còn là thuật ngữ quá mới lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có cái nhìn rõ ràng về chứng này dẫn đến có nhiều lầm tưởng sai lầm về tự kỷ:

Lầm tưởng 1: Tự kỷ là bệnh

Nhiều người nghĩ rằng tự kỷ là một căn bệnh có thể chữa khỏi hoặc điều trị bằng thuốc, tương tự như các bệnh lý khác như cảm cúm.

Sự thật thì tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển, không phải là bệnh. Điều này có nghĩa là tự kỷ là một tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, xã hội và hành vi. Đây là một tình trạng suốt đời, không phải là một bệnh có thể chữa khỏi.

Lầm tưởng về trẻ tự kỷ nghiêm trọng nhất: Tự kỷ là bệnh

Lầm tưởng 2: Trẻ mắc tự kỷ là do cách nuôi dạy của cha mẹ

Cha mẹ ít trò chuyện, tương tác cùng trẻ là một trong những yếu tố có thể làm trầm trọng mức độ của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, cách nuôi dạy của cha mẹ không phải là nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng này. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học đã thống nhất rằng 80% nguy cơ mắc ASD liên quan đến yếu tố di truyền.

Lầm tưởng 3: Trẻ tự kỷ không có cảm xúc

Thực tế, trẻ tự kỷ có khả năng cảm nhận sâu sắc thậm chí là nhạy cảm hơn. Việc khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc không có nghĩa là trẻ không có tình cảm. Trẻ vẫn có thể yêu thương và thấu hiểu như những đứa trẻ khác chỉ là chúng cần nhiều thời gian và sự hỗ trợ hơn.

Trẻ thể hiện cảm xúc theo cách của riêng mình

Lầm tưởng 4: Trẻ tự kỷ không có khả năng tự lập

Người khuyết tật, tự kỷ có thể sống hoàn toàn độc lập, tự chủ, không phụ thuộc” – báo Người Lao Động khẳng định. Thật vậy, với sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng như can thiệp, giáo dục sớm hay hỗ trợ nghề nghiệp phù hợp, người mắc tự kỷ hoàn toàn có thể phát triển kỹ năng tự lập, hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống của riêng mình.

Lầm tưởng 5: Trẻ tự kỷ không thể học tập và phát triển

Đây là một quan niệm sai lầm thậm chí có thể gây ra thiệt thòi lớn cho trẻ. Trẻ mắc ASD vẫn có khả năng học hỏi và phát triển, chỉ là cách tiếp thu và thể hiện của chúng hơi khác biệt so với các trẻ khác. Những trẻ này có điểm mạnh riêng là khả năng tập trung cao độ và khả năng ghi nhớ tốt. Do đó, với phương pháp và sự hỗ trợ phù hợp từ giáo viên và phụ huynh sẽ giúp trẻ phát huy toàn bộ tiềm năng.

Trẻ mắc ASD có khả năng tập trung cao độ

Kết luận

Những suy nghĩ sai lệch lầm tưởng về trẻ tự kỷ đã và đang tạo nên một bức tường ngăn cách trẻ với phần còn lại của xã hội. Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt với những khả năng đặc biệt. Hãy cho các em cơ hội, sự thấu hiểu và yêu thương để các em có thể  tự tin hòa nhập và tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Đọc thêm:

 

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.