Rối loạn thiếu tập trung ADD là thuật ngữ hay bị cha mẹ nhầm lẫn với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt nhất định. Hiểu được sự khác biệt này là rất quan trọng để cha mẹ có thể xác định được hướng điều trị phù hợp với con. Trong bài viết này, Dawn Bridge sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về định nghĩa của ADD, những dấu hiệu nhận biết cũng như chỉ ra sự khác biệt với ADHD và cách để hỗ trợ con hiệu quả.
Rối loạn thiếu tập trung ADD là gì?
Rối loạn thiếu tập trung (ADD – Attention Deficit Disorder) đề cập đến một tình trạng mà cá nhân gặp khó khăn trong việc tập trung, chú ý cũng như làm theo hướng dẫn. ADD là một loại của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng chỉ bao gồm triệu chứng thiếu tập trung, không có biểu hiện của tăng động.

Dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn thiếu tập trung
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở trẻ rối loạn thiếu tập trung ADD mà cha mẹ cần chú ý để không nhầm lẫn với chứng ADHD:
- Khó tập trung và chú ý: Trẻ thường mơ mộng, dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện, hay quên, và khó hoàn thành nhiệm vụ.
- Khó kiểm soát hành vi: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức công việc, quản lý thời gian và thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự.
- Thiếu kiên nhẫn: Trẻ có thể dễ dàng bị nản chí khi phải làm việc đòi hỏi sự tập trung và kiên trì.
- Khó khăn trong việc lắng nghe: Trẻ thường bỏ lỡ những thông tin quan trọng hoặc không chú ý đến những gì người khác đang nói.
- Khó kiểm soát cảm xúc: Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, dễ nổi nóng, thất vọng hoặc buồn bã.

Phân biệt rối loạn thiếu tập trung ADD và rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD
Rối loạn thiếu tập trung ADD và rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là hai thuật ngữ thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, ADD chỉ bao gồm triệu chứng thiếu tập trung, trong khi ADHD bao gồm cả thiếu tập trung và tăng động. Trẻ mắc ADD gặp khó khăn trong việc tập trung, dễ bị phân tâm, hay quên, và khó hoàn thành nhiệm vụ. Chúng thường không có biểu hiện tăng động như trẻ mắc ADHD ví dụ như bồn chồn hoặc hay chạy lăng xăng.
Một số biện pháp hỗ trợ trẻ ADD
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ trẻ ADD, giúp trẻ kiểm soát triệu chứng và hòa nhập cuộc sống hiệu quả:
Tạo môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp
- Giảm thiểu tiếng ồn: Tạo không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn bằng cách tắt TV hoặc điện thoại khi trẻ đang học bài.
- Chia nhỏ nhiệm vụ: Chia nhiệm vụ học tập thành những phần nhỏ hơn, dễ quản lý để giúp trẻ tập trung tốt hơn.
- Lập danh sách việc cần làm: Giúp trẻ ghi nhớ công việc và biết cách sắp xếp thời gian.

Rèn luyện kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng tập trung: Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung như xếp hình, chơi cờ,…
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức: Giúp trẻ sắp xếp đồ đạc, quản lý thời gian và làm việc theo kế hoạch.
Hỗ trợ từ gia đình
- Tạo môi trường tích cực và khích lệ: Khen ngợi, khuyến khích khi con đạt được những tiến bộ dù là nhỏ.
- Hạn chế những lời lẽ nặng nề: Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng hơn dẫn đến làm trầm trọng hơn các triệu chứng.

Hỗ trợ từ y tế
- Liệu pháp hành vi: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung, quản lý thời gian và kiểm soát cảm xúc.
- Sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc giúp cải thiện khả năng tập trung và kiểm soát hành vi ở trẻ ADD. Chú ý trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý rằng, không có bất kỳ một phương pháp nào phù hợp với tất cả những trẻ mắc rối loạn thiếu tập trung, cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của con.
Kết luận
Rối loạn thiếu tập trung (ADD) là một tình trạng phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự tập trung và tổ chức công việc hàng ngày. Việc nhận biết và can thiệp sớm là chìa khóa để giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của bản thân. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ mỗi khác, không phải phương pháp có hiệu quả với trẻ này cũng có hiệu quả với trẻ khác. Vậy nên bằng cách tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp và rèn luyện kỹ năng cần thiết cha mẹ có thể giúp con phát triển toàn diện.
Đọc thêm:
- Tăng Động Giảm Chú Ý Ở Trẻ: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết
- Khó Khăn Của Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Và Cách Hỗ Trợ Hiệu Quả
- Phân Biệt Trẻ Tăng Động Và Hiếu Động
Nguồn tham khảo:
- Logsdon, A. (2023b, August 10). ADD vs. ADHD: How Are They Different? Verywell Mind.
- Đâu là mối nguy hiểm khi bé nhà bạn bị ADD (attention deficit disorder)? (n.d.). Steps Special Center.
- Russo, A. (2024, February 27). ADD vs. ADHD Symptoms: 3 Types of Attention Deficit Disorder. ADDitude.
Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.