Các Rối Loạn Đi Kèm Ở Trẻ Tự Kỷ

Ảnh bìa các rối loạn đi kèm ở trẻ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Ngoài những đặc điểm cốt lõi của rối loạn, trẻ tự kỷ còn thường xuyên gặp phải một số rối loạn đi kèm khác, làm cho quá trình phát triển và hòa nhập xã hội của trẻ thêm phần khó khăn.
Việc nhận diện và can thiệp sớm các rối loạn này rất quan trọng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Bài viết này Dawn Bridge sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ về các rối loạn đi kèm ở trẻ tự kỷ.

Khuyết tật trí tuệ

Khoảng 44% trẻ tự kỷ có khuyết tật về trí tuệ, tức là khả năng nhận thức của trẻ thấp hơn mức trung bình. Những trẻ này thường gặp nhiều khó khăn trong việc học hỏi và phát triển các kỹ năng sống.

Mặc dù một số trẻ có khả năng trí tuệ bình thường hoặc cao hơn, nhưng họ vẫn gặp phải những trở ngại lớn trong việc giao tiếp xã hội và xử lý cảm xúc, điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập của trẻ.

Nhận thức của trẻ tự kỷ thấp hơn mức trung bình
Nhận thức của một số trẻ tự kỷ thấp hơn mức trung bình.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn đi kèm phổ biến ở trẻ tự kỷ. Khoảng 80.9% trẻ tự kỷ có các triệu chứng tăng động, giảm chú ý như mất tập trung, dễ bị phân tâm, hành vi bốc đồng và khó kiểm soát, 70.5% trẻ kém thích nghi với sự thay đổi.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn đi kèm phổ biến ở trẻ tự kỷ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn đi kèm phổ biến ở trẻ tự kỷ

Rối loạn cảm giác (Sensory Processing Disorder/SPD)

Trẻ tự kỷ cũng rất dễ gặp phải rối loạn xử lý cảm giác, khiến trẻ có những phản ứng thái quá với các kích thích từ môi trường. Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái với các âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc các cảm giác bị chạm vào cơ thể, đi nhón gót, trẻ có thể bịt tai khi nghe tiếng động, sơ cắt tóc, gội đầu hay thích được ôm giữ chặt, thích gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, giảm cảm giác đau, thích nhìn chuyển động….
Những phản ứng này có thể khiến trẻ tránh né hoặc có những hành vi tiêu cực trong các tình huống xã hội thông thường. Rối loạn cảm giác khiến trẻ tự kỷ khó thích nghi với môi trường xung quanh, đặc biệt là ở trường học, khu vui chơi hoặc khi tham gia các hoạt động cộng đồng.
Trẻ tự kỷ mắc rối loạm cảm giác đi kèm như đi nhón gót chân
Trẻ tự kỷ mắc rối loạm cảm giác đi kèm như đi nhón gót chân

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay đau bụng không rõ nguyên nhân, cũng thường gặp ở trẻ tự kỷ. Khoảng 45% trẻ tự kỷ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa.
45% trẻ tự kỷ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa
45% trẻ tự kỷ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa

Những vấn đề này không chỉ gây ra sự khó chịu về thể chất mà còn có thể làm tăng thêm sự lo âu và căng thẳng cho trẻ, nhất là khi trẻ không thể diễn đạt được đúng cảm giác của mình. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Động kinh

Khoảng 30% trẻ tự kỷ có thể gặp phải tình trạng động kinh, với các động kinh cơn lớn có thể gây ra các cơn co giật toàn thân, cứng đờ, mất ý thức, đại tiểu tiện không tự chủ, mỗi cơn kéo dài 1 vài phút. Với các động kinh vắng ý thức, trẻ đột ngột “đóng băng” trong vài giây, ánh mắt trống rỗng, không phản ứng với xung quanh…hoặc động kinh cục bộ là các cử động bất thường ở một vùng của cơ thể như giật tay, co giật mí mắt ….trong khi trẻ vẫn tỉnh táo.
Khoảng 30% trẻ tự kỷ có thể gặp phải tình trạng động kinh
Khoảng 30% trẻ tự kỷ có thể gặp phải tình trạng động kinh

Động kinh có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của trẻ, đồng thời gây lo lắng cho gia đình và người chăm sóc. Cơn động kinh còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ, làm cho tình trạng tự kỷ trở nên phức tạp hơn.

Rối loạn giấc ngủ

Có 45.6 – 80% trẻ tự kỷ mắc các rối loạn về giấc ngủ. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ ngon, dễ bị thức giấc vào ban đêm, lăn lộn lâu không ngủ, thức muộn thậm chí xuyên đêm, có giấc ngủ không sâu…Một số trẻ còn có cơn quấy khóc, kích thích vào giữa giấc ngủ hoặc hoặc thức dây chơi một mình giữa giấc.

Trẻ mắc các rối loạn về giấc ngủ
Trẻ mắc các rối loạn về giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm tăng cảm giác lo âu, dễ cáu gắt và mất tập trung ở trẻ, gây khó khăn trong việc học và giao tiếp và ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của người chăm sóc và gia đình trẻ. Việc thiếu ngủ kéo dài có thể làm tình trạng tự kỷ của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ, là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ. Trẻ có thể bị chậm nói, nhại lời, nói từ không có nghĩa, hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu và phản ứng với lời nói của người khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội của trẻ.

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ

Trầm cảm và lo âu

Trẻ tự kỷ có thể dễ dàng rơi vào trạng thái trầm cảm và lo âu, đặc biệt khi trẻ lớn dần và nhận thức được sự khác biệt giữa mình và bạn bè. Khả năng giao tiếp hạn chế và khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn này. Trẻ có thể cảm thấy cô đơn, bị xa lánh hoặc không thể kết nối với người khác, gây ra cảm giác thất vọng, lo lắng.

Trẻ tự kỷ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc lo âu
Trẻ tự kỷ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc lo âu

Các bệnh lý về sức khỏe khác

Như những vấn đề về hô hấp hay diễn ra ở trẻ tự kỷ bao gồm dị ứng, hen phế quản, bệnh lý tai mũi họng và các nhiễm trùng đường hô hấp khác; Các rối loạn chức năng hệ miễn dịch, nguy cơ tiểu đường , viêm khớp, bệnh lý mạch vành, ung thư…cũng cao hơn so với người khác. Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ tử vong tăng đáng kể trong rối loạn tự kỷ (cao gấp 3 đến 10 lần so với tỉ lệ tử vong ), nguyên nhân tử vong chủ yếu do bệnh lý về thần kinh, hô hấp, tiêu hóa…

Kết luận

Các rối loạn đi kèm ở trẻ tự kỷ không chỉ gây ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả các quá trình giáo dục, can thiệp mà còn tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và cơ hội hòa nhập xã hội của trẻ và cả của người chăm sóc và gia đình họ.

Việc nhận diện và điều trị sớm các rối loạn này rất quan trọng và cần được chú ý trong quá trình can thiệp, trị liệu để hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển toàn diện hơn. Cha mẹ và các chuyên gia cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng một kế hoạch phù hợp, giúp trẻ vượt qua những khó khăn và phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Đọc thêm: 

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận