Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Có Nhu Cầu Đặc Biệt

Ảnh bìa rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhu cầu đặc biệt

Rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở trẻ có nhu cầu đặc biệt, gây suy giảm khả năng học tập cùng các hành vi hằng ngày của trẻ bởi các vấn đề tiềm ẩn về y tế, thiếu chất dinh dưỡng và căng thẳng tâm lý. Đây là một rối loạn đa yếu tố và nó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hằng ngày, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tình trạng sức khỏe mà thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, nó sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe trẻ đang mắc phải.

Bài viết dưới đây Dawn Bridge sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhu cầu đặc biệt các nguyên nhân, biểu hiện, dấu hiệu có thể thường gặp ở trẻ.

Nguyên nhân, biểu hiện và dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhu cầu đặc biệt thường gặp

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ đặc biệt
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ đặc biệt

Bảng dưới đây là các nguyên nhân, biểu hiện, dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ có thể thường gặp ở trẻ có nhu cầu đặc biệt:

Các yếu tố có thể gây mất ngủ
Biểu hiện và dấu hiệu
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
  • Rối loạn cơ chế thức-ngủ
  • Các vùng não và hormone liên quan đến giấc ngủ (Vd: GABA, metalonin)
  • Duy trì trạng thái thức (Vd: serotonin, acetylcholine, và glutamate)
  • Kháng cự việc đi ngủ
  • Lo lắng về giấc ngủ
  • Khó vào giấc
  • Thường xuyên đi lại, bồn chồn hoặc cấu trúc giấc ngủ bất thường
Tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Rối loạn Dopaminergic ở đường dẫn truyền nigrostriatal
  • Giảm thể tích của tuyến tùng và/hoặc gen đồng hồ kiểm soát nhịp sinh học BMAL1 và PER2 và các yếu tố môi trường bên ngoài
  • Melatonin nội sinh làm tăng độ trễ
  • Rối loạn điều hòa thiếu hụt dopamine và noradrenaline, sắt
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB)
  • Hội chứng chân không yên (RLS)
  • Rối loạn nhịp thở sinh học khi ngủ (CRDs)
  • Mất ngủ
  • Chứng ngủ rũ
Bại não (CP)
  • Có cơn động kinh
  • Điều trị thuốc động kinh
  • Tầm nhìn hạn chế
  • Giảm thông khí bởi hệ thần kinh trung ương hoặc bởi yếu cơ
  • Khó chịu đường tiêu hóa
  • Đau mãn tính
  • Rối loạn nhịp sinh học
  • Ngưng thở khi ngủ
Chứng khó đọc (Dyslexia)
  • Thiếu sắt, vitamin B12 và vitamin D
  • Khuynh hướng di truyền
  • Các vấn đề về y tế hoặc thần kinh
  • Sử dụng nhiều caffein
  • Thói quen ngủ kém
  • Kỳ vọng lớn từ cha mẹ
  • Bắt đầu và duy trì giấc ngủ
  • Rối loạn nhịp thở khi ngủ
  • Rối loạn hưng phấn
Hội chứng Tourette
  • Sự tham gia của hệ thống hạch nền và hệ thống dopamine
  • Mất ngủ
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Rối loạn hưng phấn
  • Rối loạn tics khi ngủ
  • Rối loạn vận động chân tay có chu kỳ khi ngủ (PLMD).

Các mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhu cầu đặc biệt

Di truyền, hormone, chế độ ăn, thuốc, hệ thống các cơ và thần kinh đóng vai trò quan trọng tác động đến chẩt lượng giấc ngủ. Ngủ đủ và đúng được chứng minh là cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, và cải thiện chất lượng ngủ giúp củng cố và duy trì các chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ đã được khoa học chứng minh cải thiện rối loạn giấc ngủ ở người có nhu cầu đặc biệt:

Tạo môi trường phù hợp để ngủ

Hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và kiểm soát nhiệt độ

Hạn chế ánh sáng trong phòng giúp cải thiện được tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Hạn chế ánh sáng trong phòng giúp cải thiện được tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Ăn chế độ ăn lành mạnh và sử dụng các thực phẩm bổ sung

Tránh ăn các bữa chính vào buổi đêm. Bổ sung melatonin và GABA có thể giúp dễ vào giấc hơn.

Bổ sung melatonin có thể giúp cải thiện tình trjang rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Bổ sung melatonin có thể giúp cải thiện tình trjang rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt

Thức dậy đúng giờ mỗi ngày, hỗ trợ duy trì chất lượng và độ dài giấc ngủ.

Luyện tập

Hoạt động thể chất vào buổi sáng giúp dễ ngủ hơn vào buổi tối

Hoạt động thể chất ban ngày giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Hoạt động thể chất ban ngày giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Kết luận

Ước tính mức độ phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở trẻ lứa tuổi học đường dao động từ 10% đến hơn 40% với các tình trạng sinh lý bệnh khác nhau. Con số này cho thấy sự cần thiết trong việc tích hợp đánh giá giấc ngủ vào các buổi đánh giá sức khỏe nhi khoa định kỳ để có những dữ liệu chính xác hơn. Qua đó, các nhà khoa học có thể phát triển một liệu pháp tích hợp đầy hứa hẹn trong tương lai thông qua phân tích rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Đọc thêm:

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận