Các Kỹ Năng Xã Hội Hỗ Trợ Trẻ Tự Kỷ Hòa Nhập

Ảnh bìa các kỹ năng xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập
Tự kỷ là một rối loạn phổ phát triển ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội, hành vi và khả năng học tập của trẻ. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác xã hội, có xu hướng sống khép mình, ngại tiếp xúc với người khác, do đó rất khó hòa nhập với cộng đồng. Bài viết dưới đây, Dawn Bridge sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu về các kỹ năng xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập.

Khó khăn cơ bản của trẻ tự kỷ

Theo các chuyên gia, tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, là tình trạng não bộ của trẻ gặp các khiếm khuyết với những đặc trưng như rối loạn cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trước 3 tuổi, chiếm khoảng 75%.

Khi mắc hội chứng tự kỷ, trẻ thường có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình như:

  • Rối loạn cảm xúc: Trẻ tự kỷ thường có khuôn mặt vô cảm, ít thể hiện cảm xúc vui buồn rõ ràng ra bên ngoài, có xu hướng sống khép mình; Không giao tiếp bằng ánh mắt, không bày tỏ sự yêu thương ngay cả với những người thân yêu như cha mẹ; Một số trường hợp thường rất nhạy cảm với âm thanh, khi nghe những tiếng động mạnh có thể sợ hãi khóc to, la hét.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều rắc rối và gián đoạn về vấn đề ngôn ngữ như chậm nói, phát âm không chuẩn, nói lắp, nói nhiều câu không có ý nghĩa, lẩm bẩm một mình, có xu hướng trốn tránh, ngại giao tiếp với mọi người, không biết bắt chước người khác để nói hoặc làm theo.
  • Rối loạn hành vi: Trẻ có những hành vi kỳ lạ chẳng hạn như đi nhón gót, xoay vòng vòng, tự chơi với bàn tay, có thể ngồi nhìn ngắm một vật chuyển động theo hình tròn hàng tiếng đồng hồ. Thậm chí còn có những hành động tiêu cực tự làm hại bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay, cào cấu da.
  • Thiếu hụt kỹ năng: Trẻ tự kỷ thường bị gián đoạn các kỹ năng vận động cơ bản hàng ngày như không biết tự vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, không biết tự dọn đồ chơi.
  • Các vấn đề khác: Trẻ tự kỷ còn gặp nhiều vấn đề khác như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ…
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn về thiếu hụt các kỹ năng xã hội
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn về thiếu hụt các kỹ năng xã hội

Vai trò quan trọng của việc dạy kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường gặp rối loạn và khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là kỹ năng xã hội con bị thiếu hụt rất nghiêm trọng bao gồm tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và sự tưởng tượng xã hội. Việc dạy trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết sẽ giúp trẻ tự tin, hòa nhập với cộng đồng, phát triển toàn diện và sống một cuộc sống ý nghĩa.

Các kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ

Dưới đây là một số kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ tự kỷ và cách dạy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nắm rõ hơn:

Kỹ năng giao tiếp – Ứng xử

Cách dạy:

  • Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn chân thành.
  • Dạy trẻ cách lắng nghe, chờ đợi khi người khác nói, không chen ngang.
  • Dạy trẻ cách tranh luận một cách khoa học, vui vẻ, không cãi vã, gây xung đột.
Kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng giao tiếp – ứng xử cho trẻ tự kỷ

Kỹ năng chơi đùa, gắn kết với cộng đồng

Cách dạy:

  • Khuyến khích trẻ hòa nhập và trò chuyện cùng các bạn đồng trang lứa.
  • Dạy trẻ cách lựa chọn bạn bè phù hợp.
  • Thường xuyên ra ngoài dạo chơi, tham gia các trò chơi vận động, hoạt động ngoại khóa.
  • Dạy trẻ cách chủ động, độc lập trong giao tiếp.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tích cực như gây quỹ từ thiện, các hoạt động cộng đồng.
  • Dạy trẻ cách chia sẻ, chơi luân phiên, biết thỏa hiệp trong trò chơi.
  • Dạy trẻ cách từ chối lịch sự khi không muốn chơi trò chơi.
Kỹ năng chơi đùa gắn kết với cộng đồng
Kỹ năng chơi đùa gắn kết với cộng đồng

Thể hiện cảm xúc – Tình yêu thương

Cách dạy:

  • Dạy trẻ biết thể hiện những cảm xúc vui, buồn, tức giận, hạnh phúc, khó chịu…đúng hoàn cảnh.
  • Dạy trẻ biết cách giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, không được cười đùa, chế giễu bạn.
  • Dạy trẻ cách chăm sóc cha mẹ khi bị ốm.
  • Dạy trẻ cách kiểm soát cơn tức giận, không để những cảm xúc tiêu cực chi phối.
Trẻ chăm sóc cha mẹ khi bị ốm
Trẻ chăm sóc cha mẹ khi bị ốm

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Cách dạy:

  • Dạy trẻ nhường nhịn, chia sẻ và cảm thông với mọi người.
  • Dạy trẻ học cách kiềm chế cảm xúc, nhận lỗi, xin lỗi.
  • Làm gương cho trẻ trong việc kiểm soát cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
Dạy trẻ tự kỷ biết kiềm chế cảm xúc
Dạy trẻ tự kỷ biết kiềm chế cảm xúc

Kết luận

Dạy trẻ tự kỷ các kỹ năng xã hội là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng kiên trì của cha mẹ và giáo viên. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và hỗ trợ phù hợp, trẻ tự kỷ sẽ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, phát triển toàn diện và sống một cuộc sống ý nghĩa.

Đọc thêm:

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận