5 Loại Thực Phẩm Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Cần Tránh

Những loại thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránhDawn Bridge đề cập trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ lên một chế độ ăn phù hợp với tình trạng của trẻ. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các triệu chứng của ADHD. Tuy nhiên, chế độ ăn không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị hay can thiệp. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, việc hạn chế sử dụng các thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh cũng rất cần thiết.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đối với chứng tăng động giảm chú ý

Mặc dù chế độ ăn không điều trị được hoàn toàn chứng tăng động giảm chú ý nhưng một chế độ ăn không đúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD.

Một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutritional Neuroscience ScienceDirect đã cho thấy, trẻ em ăn nhiều rau, củ, quả và bổ sung đầy đủ vi chất có khả năng cải thiện đáng kể các triệu chứng ADHD và rối loạn điều hòa cảm xúc cao gấp 3 lần so với các trẻ dùng giả dược.

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng

Các loại thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh

Dưới đây là 5 loại thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng ADHD:

Kẹo và bánh ngọt:

Đây là những thực phẩm chứa nhiều đường và phẩm màu nhân tạo, có thể làm tăng nguy cơ tăng động và các triệu chứng ADHD khác. Việc tiêu thụ những thực phẩm này một cách vừa phải có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều, nhưng việc ăn quá thường xuyên có thể gây ra những vấn đề đáng lo ngại.

Thực phẩm chứa quá nhiều đường và phẩm màu là một trong những thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh
Thực phẩm chứa quá nhiều đường không tốt cho não bộ của trẻ

Nước ngọt, nước tăng lực, caffeine và các thực phẩm giàu fructose:

Do chứa quá nhiều đường, chất bảo quản cũng như phẩm màu nhân tạo, việc tiêu thụ các loại thức uống này có thể gây ra các triệu chứng như hiếu động thái quá, tăng sự kích thích và khiến cho việc kiểm soát tập trung hành vi trở nên khó khăn. Fructose (tạo ra từ siro ngô) cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của trẻ.

Lượng đường trong nước ngọt gây ra sự gia tăng đột ngột mức năng lượng ở trẻ

Thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến:

Loại thực phẩm này đa số chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, việc sử dụng loại thực phẩm này sẽ có thể gây ra tác dụng phụ hoặc làm tăng cường các triệu chứng không mong muốn của ADHD.

Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng bằng việc sử dụng các loại thực phẩm tươi và việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của trẻ.

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các triệu chứng

Một số loại cá và hải sản:

Hai loại thực phẩm này có dư lượng thủy ngân, và chất này có thể tích tụ trong não theo thời gian và gây ảnh hưởng xấu đến chứng tăng động giảm chú ý. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về các loại cá và hải sản phù hợp với tình trạng của con.

Cá rô phi - 1 trong những loại cá ngậm nhiều thủy ngân nhất khi được tiêu thụ nhiều sẽ khiến cho các triệu chứng tăng động giảm chú ý trở nên nghiêm trọng hơn
Cá rô phi – 1 trong những loại cá ngậm nhiều thủy ngân nhất

Các thực phẩm mà trẻ nhạy cảm:

Một số thực phẩm quen thuộc như các sản phẩm từ sữa, đậu nành, bột mì, sô cô la,… cũng có thể là tác nhân gây ra những hành vi không mong muốn ở trẻ ADHD. Cha mẹ có thể theo dõi bằng cách ghi lại triệu chứng và biểu hiện của con (khó chịu, đau bụng, tiêu chảy…) sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó, để xác định được những loại thực phẩm con không dung nạp được, từ đó loại bỏ khỏi chế độ ăn của con.

Các sản phẩm từ sữa có thể là nguyên nhân gây gia tăng các triệu chứng ADHD

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các triệu chứng ADHD ở trẻ. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trẻ tăng động giảm chú ý cần tránh như các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường, chất bảo quản, phẩm mau nhân tạo hay các sản phẩm từ sữa, đậu nành, bột mì,… có thể hỗ trợ trẻ kiểm soát tốt hơn các hành vi và triệu chứng của ADHD.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ một phần trong việc kiểm soát các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần kết hợp chế độ ăn hợp lý với các phương pháp điều trị khác nhau như liệu pháp hành vi, can thiệp dược lý cũng như nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia.

Đọc thêm:

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.