Phương pháp giáo dục hành vi hầu hết được khuyến khích được áp dụng đối với trẻ tăng động giảm chú ý. Phương pháp này giúp cho trẻ cải thiện tối các hành vi ví dụ như tăng động giảm chú ý quá mức, giảm chú ý, kích thích, bốc đồng,…Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp giáo dục hành vi cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng trẻ.Vậy phương pháp giáo dục hành vi là gì?,lợi ích của phương pháp giáo dục hành vi?, khi nào trẻ tăng động cần giáo dục hành vi và nguyên tắc của giáo dục hành vi hãy cùng Dawn Bridge tìm hiểu về phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý giúp ba mẹ có thể tự chăm sóc con yêu tại nhà.
Phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
Phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là: tập trung vào việc cải thiện và thay đổi hành vi tiêu cực của trẻ, đồng thời trang bị cho trẻ các kỹ năng cần thiết để giúp chúng trở nên độc lập và phát triển toàn diện hơn.
Phương pháp giáo dục hành vi là một cách tiếp cận hiệu quả và an toàn để hỗ trợ trẻ em tăng động giảm chú ý (ADHD) cải thiện hành vi và phát triển toàn diện.
Thay vì tập trung vào việc điều trị bằng thuốc, phương pháp này sử dụng các kỹ thuật nuôi dạy, giáo dục, và hướng dẫn trẻ dựa trên những đặc điểm, tính cách và triệu chứng riêng biệt của từng trẻ.Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nhu cầu cá nhân của trẻ, các chuyên gia và phụ huynh sẽ phối hợp để thiết lập mục tiêu, quy tắc giáo dục và phương pháp giảng dạy phù hợp.

Lợi ích của phương pháp giáo dục hành vi
Giảm nhu cầu sử dụng thuốc điều trị
Tiến sĩ William Pelham, Giám đốc Trung tâm Trẻ em và Gia đình tại Đại học New York, cho biết rằng liệu pháp hành vi có thể giúp trẻ tăng động giảm liều thuốc điều trị tăng động, thậm chí có thể không cần dùng thuốc trong những trường hợp điều trị thành công. Điều này giảm nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Kiểm soát hành vi tiêu cực
Mặc dù thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng mất tập trung, tăng động, kích động và bốc đồng quá mức, nhưng chỉ có phương pháp giáo dục hành vi mới có thể thay đổi hành vi tiêu cực của trẻ bị tăng động giảm chú ý. Việc này giúp trẻ học cách tự kiểm soát hành vi của mình một cách hiệu quả.
Cải thiện kỹ năng xã hội và giao tiếp
Các phương pháp giáo dục hành vi giúp trẻ tăng động giảm chú ý phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp, điều này rất quan trọng để trẻ có thể hòa nhập tốt hơn vào môi trường học tập và xã hội.
Tăng cơ hội phục hồi và phát triển toàn diện
Việc can thiệp sớm và áp dụng phương pháp giáo dục hành vi từ những năm tháng đầu đời giúp trẻ dễ dàng thay đổi hành vi tiêu cực, ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng nguy hiểm do tăng động giảm chú ý gây ra. Điều này giúp trẻ tăng động phát triển toàn diện và độc lập hơn.
Khi nào cần bắt đầu can thiệp hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý ?
Khi nào nên bắt đầu giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi con mình được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Câu trả lời ngắn gọn là: Càng sớm càng tốt.
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ em mắc ADHD cũng có thể nhận được lợi ích từ phương pháp giáo dục hành vi. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này sẽ được tối ưu hóa khi được áp dụng từ sớm, ngay khi trẻ được chẩn đoán mắc tăng động giảm chú ý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, chưa bước vào độ tuổi đến trường, bởi các biểu hiện của ADHD thường khởi phát từ rất sớm và dễ thay đổi trong giai đoạn đầu đời.

Nguyên tắc giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý
Phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) nhằm kiểm soát và thay đổi các hành vi tiêu cực, đồng thời giúp trẻ phát triển những kỹ năng cơ bản và lành mạnh để học tập, làm việc và phát triển tốt hơn. Mặc dù việc áp dụng phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đặc điểm riêng của mỗi trẻ, phần lớn các chương trình hỗ trợ đều cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Sử dụng lời khen và khuyến khích trẻ
Thường xuyên sử dụng lời khen, khuyến khích và củng cố hành vi tốt của trẻ. Ba mẹ nên dành những lời khen ngợi hoặc những phần thưởng nhỏ mỗi khi trẻ thực hiện các hành động đúng đắn và phù hợp, giúp trẻ nhận thức và cố gắng hơn trong việc thực hiện các hành vi tích cực.
Giúp trẻ nhận biết hậu quả của hành vi tiêu cực
Trẻ cần hiểu rõ hình phạt khi thực hiện những hành vi tiêu cực: như nghịch ngợm, phá phách. Ba mẹ nên nhắc nhở và đưa ra các biện pháp trừng phạt phù hợp để trẻ hiểu và tránh tái phạm. Cùng với những phần thưởng nhỏ thì trẻ phải hiểu được những hình phạt hay dạy trẻ ý thức hơn về những hậu quả mà trẻ nghịch ngợm. Khi các bé xuất hiện những hành vi tiêu cưc, ba mẹ hãy nhắc nhở con hoặc đưa ra những hình phạt phù hợp để trẻ hiểu và tránh phạm lỗi.
Hình thành thói quen lành mạnh và tích cực
- Xây dựng kế hoạch và chi tiết cụ thể về các hoạt động mà trẻ cần thực hiện trong ngày để giúp trẻ có ý thức tốt hơn về trách nhiệm của bản thân. Điều này giúp trẻ rèn luyện các thói quen lành mạnh và tích cực.
- Loại bỏ các tác nhân tiêu cực và tạo môi trường lành mạnh để trẻ gia tăng sự tập trung. Ví dụ khi trẻ học ba mẹ có thể chọn môi trường yên tĩnh tránh tiếng ồn, những nơi không ảnh hưởng tới trẻ điều này sẽ giúp trẻ tập trung hơn.
- Đảm bảo không gian yên tĩnh khi trẻ học tập hoặc làm việc để tăng cường sự tập trung. Tránh các yếu tố gây phân tâm và xao nhãng, giúp trẻ tập trung hiệu quả hơn.
Phát huy điểm mạnh của trẻ
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để quan sát và tìm hiểu để phát hiện ra những điểm mạnh của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát huy, giúp trẻ đạt được thành công trong tương lai. Trẻ tăng động giảm chú ý dù có những hạn chế nhưng vẫn có những ưu điểm nhất định, cần được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Kết luận
Phương pháp giáo dục hành vi là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa tương lai cho trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý. Việc áp dụng phương pháp giáo dục hành vi một cách hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ và kiên trì của cha mẹ, giáo viên và chuyên gia tâm lý để giúp trẻ vượt qua những khó khăn, phát triển toàn diện và hòa nhập cộng đồng.
Đọc thêm:
- Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ: Tác Động Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển
- Nguyên tắc giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý
- Tăng động giảm chú ý(ADHD)
Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.