Ngôn Từ Gây Tổn Thương Người Mắc Hội Chứng Down

Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down

Việc sử dụng ngôn ngữ luôn phản ánh mối quan hệ giữa nỗi đau tinh thần và thể xác. Có rất nhiều những từ ngữ chán ghét hướng đến người mắc hội chứng Down và cộng đồng thì tiếp tục sử dụng mà không biết rằng họ đang sử dụng hận thù, bạo lực và phân biệt đối xử tác động đến những người mắc hội chứng Down.

Hãy cùng Dawn Bridge theo dõi bài viết dưới đây để biết cách sử dụng ngôn từ gây tổn thương cho người mắc hội chứng Down nhé!

Sau đây là những ví dụ về những ngôn từ hay lời nói gây tổn thương:

Bệnh

Hội chứng Down là một tình trạng hoặc một hội chứng không phải bệnh. Đó là tình trạng một người có thêm một nhiễm sắc thể số 21. Và nhiễm sắc thể thứ 3 này ảnh hưởng đến cơ thể trẻ và sự phát triển não bộ, ảnh hưởng đến cả sức khỏe vật lý và sức khỏe tâm thần của trẻ.

Sẽ rất đau đớn nếu dùng từ “bệnh” bởi họ đã được sinh ra với tình trạng đó và nếu từ “bệnh” được sử dụng, nó có thể làm trẻ cảm thấy kém cỏi khi so sánh với những đứa trẻ lành mạnh khác.

Do đó, các từ được khuyên dùng là từ “tình trạng” hoặc “hội chứng”. Những từ này trung tính hơn và không ngụ ý rằng họ không có khả năng làm việc bởi tình trạng của họ.

Hội chứng Down
Ngôn từ gây tổn thương người mắc hội chứng Down nhé!

Chữa bệnh

Không có một phương pháp chữa trị nào cho người mắc hội chứng Down và nó là một hội chứng sẽ đi theo người bệnh đến cuối đời. Kiểm soát hội chứng Down đòi hỏi cách tiếp cận có tổ chức với những can thiệp sớm để đánh giá và theo dõi tình trạng của họ. Ví dụ, theo dõi các rối loạn liên quan sử dụng bảng đồ thị tăng trưởng chuẩn và đánh giá nhãn khoa và thính giác để được sàng lọc sớm.

Từ “chữa bệnh” có thể làm tổn thương phụ huynh có trẻ mắc hội chứng Down. Những ngôn từ đó làm họ cảm thấy những hy vọng là vô nghĩa và có thể thậm chí khiến họ bị tổn thương sâu sắc. Phần lớn phụ huynh cần thời gian để chấp nhận sự thật về việc con của họ mắc hội chứng Down.

Đây thực sự là một công việc đầy thách thức với phụ huynh khi phải đối mặt với sự thật và chăm sóc cho đứa trẻ mắc hội chứng Down. Sử dụng từ “chữa bệnh” có thể khiến phụ huynh cảm thấy tâm trí mệt mỏi bởi họ luôn tự đặt những câu hỏi cho bản thân rằng họ đã làm gì sai để tình trạng này diễn ra với con của họ.

Thay bằng những từ và câu như “kiểm soát” và “cải thiện tình trạng” sẽ phù hợp hơn cho những người xung quanh khi muốn thảo luận về vấn đề của trẻ mắc hội chứng Down với cha mẹ của trẻ. Hỏi nhiều hơn về cảm xúc của cha mẹ, lòng thương cảm sẽ tạo thêm động lực cho họ tiếp tục trên chuyến hành trình đầy ý nghĩa này.

Trẻ mắc hội chứng Down
Trẻ mắc hội chứng Down

Mỗi cá nhân mắc hội chứng Down

Các mẹo nhỏ nên cân nhắc giúp cha me hay bất kì ai khi trò chuyện với những người mắc hội chứng Down giúp trẻ có thể bộc bạch ra tất cả vấn đề của trẻ.

Đồ ngốc/ đồ khờ/ đồ dại/ đồ chậm chạp

“Đồ ngốc”, “đồ khờ”, “đồ dại” và “đồ chậm chạp” là những từ ngữ nặng nề với người mắc hội chứng Down. Bởi tình trạng của trẻ, sẽ rất khó khăn cho trẻ để phát triển các kỹ năng hay phát triển bình thường như những người khác. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là trẻ không sở hữu bất kỳ kỹ năng nào hay trẻ phải từ bỏ các cơ hội để cảm nhận thế giới.

Trẻ cũng như những người khác, cũng có những trạng thái cảm xúc, cảm thấy vui vẻ, buồn bã hay được yêu thương trẻ cũng có những mục tiêu khi họ học các kiến thức mới.

Mọi người xung quanh cần cảm thông với tình trạng của trẻ, trẻ có thể chậm chạp trong việc học những kiến thức mới, nhưng cuối cùng trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên.

Từ ngữ gây tổn thương cho trẻ mắc hội chứng Down
Từ ngữ gây tổn thương cho trẻ mắc hội chứng Down

Mongoloid/ mongolism

Trong quá khứ, từ “mongoloid” và ” mongolism” thường xuyên được sử dụng để miêu tả những dị hình ở người mắc hội chứng Down trong lĩnh vực y học. Để thay đổi ấn tượng ban đầu của xã hội về những người mắc hội chứng Down, y học đã thay thế cụm từ này trong một khoảng thời gian dài. Đáng buồn thay, nhiều người vẫn sử dụng những từ này để miêu tả tình trạng của người mắc hội chứng Down.

Những từ ngữ này không phù hợp bởi không ai được lấy ngoại hình của bất kỳ ai ra làm trò đùa. Và những người mắc hội chứng Down, cũng như những người khác, trẻ là duy nhất và sở hữu những vẻ đẹp khác nhau. Bởi trẻ vẫn di truyền vẻ ngoài từ cha mẹ của mình. Tuy nhiên, trẻ mắc hội chứng Down, các đặc điểm dị hình của hội chứng Down chỉ biểu hiện ở 47-83% trường hợp mắc, chính vì vậy họ hoàn toàn sở hữu những vẻ ngoài khác nhau.

Những người thân xung quanh cần tập trung vào tính cách của trẻ hơn là tập trung vào ngoại hình của trẻ. Trẻ cũng có một tâm hồn thú vị, trẻ kết bạn và cười đùa vui vẻ với bạn bè như những người bình thường khác.

Chậm phát triển

Có rất nhiều những ngôn ngữ phân biệt đối xử hướng đến cộng đồng người mắc hội chứng Down nói chung. Mặc dù đó là những từ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày, nó vẫn là từ ngữ thiếu tôn trọng và mang tính sát thương cao.

Từ “chậm phát triển” lờ đi những cá tính riêng của những người mắc hội chứng Down, không phải từ đúng để xác định hoặc để phân loại những người mắc hội chứng Down.

Rất nhiều người mắc hội chứng Down sở hữu những tài năng ở các lĩnh vực, và thậm chí trẻ còn hoàn thiện tốt hơn ở những khía cạnh cụ thể nào đó. Ví dụ, Yue Xiang là một thiên tài võ thuật nổi tiếng ở Trung Quốc.

Do đó, khuyến khích những trẻ mắc hội chứng Down sẽ giúp trẻ trở thành một phần trong tập thể và trải nghiệm những cái họ muốn trải nghiệm. Bởi vì, trẻ sẽ không biết trẻ có những tài năng đặc biệt nếu như trẻ không thử và có những trải nghiệm.

Không nên dùng từ "Chậm phát triển" trước mặt trẻ mắc hôi chứng Down
Không nên dùng từ “Chậm phát triển” trước mặt trẻ mắc hôi chứng Down

Kết luận

Những ngôn từ gây tổn thương đó cần được ngăn chặn để không gây tổn thương hoặc gây những cảm xúc tiêu cực cho người mắc hội chứng Down. Nếu mọi người không biết những bình luận của họ có xúc phạm hay không, hãy chậm lại và dừng lại để quan sát những nét mặt và cảm xúc của người mắc hội chứng Down. Những manh mối nhỏ sẽ giúp bạn có một buổi giao tiếp hiệu quả hơn với họ.

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận