Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội có thể được định nghĩa rộng rãi như một nhóm kết nối các trang thông tin trực tuyến nhằm tạo điều kiện để tương tác xã hội. Những nền tảng này bao gồm các dạng trực tuyến như các trang mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến, trò chơi thực tế ảo. Mạng xã hội đã tạo thêm một phương thức khác để giao tiếp, tương tác và kết nối với mọi người và được tích hợp tốt vào cuộc sống chúng ta. Khả năng tiếp cận, tính sẵn có và tính tức thời của mạng xã hội đã làm tăng độ phổ biến của chúng và là một phương pháp được lựa chọn nhằm tăng sự gắn kết với xã hội.
Tuy nhiên, mạng xã hội có thể dẫn đến những vấn đề như bị bỏ lại, biến thành nạn nhân của bạo lực mạng, hành vi gây hấn trên mạng và những trải nghiệm này không hoàn toàn được hiểu như những trải nghiệm của người lớn mắc chúng tự kỷ đã trải qua.

Một số kết quả nghiên cứu thú vị
- Trẻ em gặp vấn đề về giao tiếp xã hội thích chơi với những đồ vật hơn, trong đó bao gồm tivi và các thiết bị điện tử.
- Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tuổi học đường và những trẻ phát triển bình thường đều dành nhiều thời gian trước màn hình hơn khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.
- Trẻ nam mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ chơi trò chơi điện tử cao hơn so với những đứa trẻ phát triển bình thường.
- Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông trước khi ngủ được nghiên cứu là làm tăng độ trễ giấc ngủ và làm giảm thời gian ngủ.
- Chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối liên quan rõ ràng giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông sớm với sự khởi phát gây rối loạn phổ tự kỷ
Lợi ích từ các phương tiện truyền thông mang lên người mắc rối loạn tự kỷ
Kết nối xã hội
Người lớn tự kỷ sử dụng các mạng xã hội để tìm kiếm các mối quan hệ xã hội. Với mạng xã hội, họ có thể giao tiếp và gắn kết một cách thoải mái với người khác. Một nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn mắc ASD có sử dụng dịch vụ mạng xã hội online để liên lạc (SNS) sẽ dễ có bạn thân hơn, và những người sử dụng SNS để gắn kết với xã hội được báo cáo là có những mối quan hệ thân mật gần gũi hơn.
Nền tảng
Các nhóm hỗ trợ trên các nền tảng mạng xã hội cung cấp một nền tảng cho cha mẹ và người chăm sóc và qua đó họ có thể yêu cầu được giúp đỡ hoặc được cung cấp lời khuyên. Sự hỗ trợ này dù là sự hỗ trợ về mặt chuyên môn hay sự hỗ trợ về mặt cảm xúc từ những cha mẹ khác hoặc từ các chuyên gia. Họ đều có thể đóng góp cho những thành viên khác trong nhóm.
Cảm xúc tích cực
Người lớn mắc tự kỷ có thể sử dụng mạng xã hội để nhận hỗ trợ về mặt cảm xúc, động lực, trách nhiệm và sự khuyến khích. Họ có thể nói chuyện với bạn bè, chơi trò chơi với bạn bè hoặc xem những video thú vị nhằm giảm cảm giác tức giận hoặc nhàm chán. Lòng tự trọng có mối tương quan tích cực với cảm giác thuộc về một cộng đồng trực tuyến.
Khám phá những thứ mới
Mạng xã hội là một hướng đi tốt cho trẻ và người lớn mắc tự kỷ để học những kỹ năng mới. Môi trường hợp tác và diễn đàn mở mà mạng xã hội khuyến khích, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhanh chóng trong việc chia sẻ thông tin, có nghĩa là học sinh có thể tăng tốc phát triển tính sáng tạo, tư duy phản biện và quá trinh giao tiếp của họ theo một hướng cụ thể khi họ sử dụng mạng xã hội.

“Đó là một lối thoát giúp tôi thoát khỏi những áp lực, lo lắng và bồn chồn thường trực trong cuộc sống hàng ngày.”
– Andrew.
Những vùng rủi ro của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ khi sử dụng mạng xã hội là gì?
Bạo lực mạng
Bạo lực mạng là một vấn đề lớn vô cùng nghiêm trọng với những người mắc tự kỷ. Những trẻ mắc tự kỷ chưa đủ tuổi có thể bị lộ những bức ảnh nhạy cảm hoặc những nội dung độc được sử dụng với mục đích chế nhạo hoặc đe dọa. Trầm cảm liên quan đến việc bị biến thành nạn nhân của bạo lực mạng, ví dụ như những người mắc tự kỷ cảm thấy bị ngó lơ trên các trang mạng xã hội và trong các nhóm chat.
Sử dụng mạng xã hội quá mức
Rõ ràng một người mắc tự kỷ đang gặp khó khăn khi đối mặt với việc hiểu và giao tiếp ở “thế giới thực” mỗi ngày, họ có thể tìm thấy một nơi trú ẩn trong một thế giới an toàn, cung cấp cơ hội để gặp gỡ và giao tiếp thoải mái với mọi người. Việc gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày khiến họ có lòng tự trọng thấp hơn khi so sánh với những người khác. Sự đầu tư cảm xúc trên mạng xã hội có thể phóng đại những biểu hiện chính của ASD và là nguyên nhân gây tăng mức độ lo âu và lòng tự trọng thấp hơn.
Tấn công mạng
Mối lo ngại khác với những trẻ và người lớn mắc tự kỷ là sự phụ thuộc vào internet/ trò chơi điện tử/ mạng xã hội. Việc sử dụng các phương tiện xã hội có vấn đề bắt đầu khi chúng thay thế giấc ngủ hoặc các hành vi lành mạnh khác, ảnh hưởng đến bài tập về nhà hoặc các hoạt động học tập hoặc trở nên cưỡng chế hoặc quá mức trong thời gian dài.

Kết luận
Người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có nguy cơ gặp khó khăn trong các vấn đề xã hội và cảm xúc khi sử dụng các thiết bị công nghệ có màn hình, nhưng vẫn có những điểm mạnh và sự hứng thú khi sử dụng. Tuy nhiên, các đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể là tác nhân gây vấn đề khi sử dụng các phương tiện truyền thông, bao gồm thiếu hụt khả năng giao tiếp xã hội, xu hướng chơi một mình và sở thích hạn chế, sự khác biệt về giác quan, yếu trong chức năng điều hành và các yếu tố bên ngoài như vấn đề căng thẳng ở cha mẹ. Do đó, các chuyên gia y tế nên kết hợp với cha mẹ để giúp trẻ mắc ASD khám phá mạng xã hội qua những tình huống cụ thể thường ngày. Qua đó, trẻ có thể phát triển các kỹ năng xã hội và các mối quan hệ thân thiết trở nên thoải mái hơn và giảm tỷ lệ các vấn đề khi sử dụng mạng xã hội.
Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.