Dinh Dưỡng Và Phát Triển Ở Trẻ Bại Não

Ảnh bìa dinh dưỡng và phát triển ở trẻ bại não

Bại não

Bại não là một nhóm triệu chứng không đồng nhất bao gồm rối loạn vận động ảnh hưởng đến trương lực cơ, thể hình và đi lại. Ở trẻ bại não, trẻ có rối loạn chức năng hầu họng và là nguy cơ gây thiếu dinh dưỡng. Các chuyên gia cần tiến hành đánh giá đa ngành để thiết kế một phương pháp can thiệp dinh dưỡng cụ thể cho trẻ bại não.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của trẻ mắc bại não có thể phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên, đa số trẻ bại não có thể sống đến khi trưởng thành và tuổi thọ của họ bị ảnh hưởng nhiều bởi mức độ suy giảm vận động và chất lượng cuộc sống. Thông thường, người mắc bại não chức năng cao, hoặc được gọi là bại não nhẹ có tuổi thọ trung bình tương tự với người bình thường.
Theo báo BMC Neurology, hơn 80% những người mắc bại não nhẹ và vừa có tuổi thọ khoảng 58 năm hoặc hơn. Rất nhiều người mắc bại não nặng có tuổi thọ ngắn hơn bệnh nhân mắc bại não nhẹ, chỉ có khoảng 40% người sống đến 20 tuổi.
Bài viết này Dawn Bridge, sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về dinh dưỡngphát triển ở trẻ bại não.
Tuổi thọ của trẻ có thể phụ thuộc vào mứ độ nặng của bệnh
Tuổi thọ của trẻ có thể phụ thuộc vào mứ độ nặng của bệnh

Can thiệp dinh dưỡng

Không có một tiêu chuẩn vàng nào trong việc quản lý ăn uống, phát triển và dinh dưỡng ở trẻ mắc bại não. Nguyên nhân là do tính không đồng nhất của nhóm trẻ này. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận giữa các nhân viên y tế rằng trẻ mắc bại não cần được đánh giá dựa trên tình trạng bệnh lý (triệu chứng, chiều cao, cân nặng, tình trạng dinh dưỡng) và sự hỗ trợ tâm lý (cảm xúc, thực hành, tài chính).

Do mức độ hoạt động thế chất và tốc độ chuyển hóa cơ bản, trẻ bại não thường tiêu thụ ít năng lượng hơn. Protein rất quan trọng cho phát triển cơ bắp và sửa chữa các mô, cần tiêu thụ 2kg/ngày và tăng 20% khi hoạt động nhiều hơn. Chất béo và dầu là nguồn năng lượng thiết yếu của họ. Phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ, các mô hình can thiệp dinh dưỡng khác nhau sẽ được áp dụng nhằm hỗ trợ trẻ cung cấp đủ năng lượng.

Dưới đây là các ví dụ:
  1. Vị trí ăn và hỗ trợ tâm lý phù hợp: Trẻ có chỗ ăn được thiết kế riêng để có thể ăn uống an toàn.
  2. Điều chỉnh kết cấu thức ăn và độ đậm đặc của uống lỏng: Trẻ có thể ăn đủ hàm lượng dinh dưỡng mà không cảm thấy chán nản khi ăn.
  3. Thực phẩm bổ sung đường uống: Trẻ bại não có nguy cơ cao thiếu vitamin D. Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống vitamin D có thể cân bằng hàm lượng 25-OH-vitamin D trong máu.
  4. Nuôi ăn qua ống thông: Trẻ rối loạn chức năng tiêu hóa gặp rối loạn ăn uống và nhai nuốt được khuyến nghị nuôi ăn qua ống thông. Đường bổ sung này có thể giúp giảm nguy cơ viêm phổi do hít phải và nghẹn nuốt.
  5. Các sản phẩm thương mại: ví dụ như bột protein
Can thiệp dinh dưỡng cho trẻ bại não
Can thiệp dinh dưỡng cho trẻ bại não

Các chất dinh dưỡng cần thiết ở trẻ bại não

Vitamin D và canxi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin D và canxi giúp tăng mật độ xương ở trẻ bại não và qua đó có thể bảo vệ trẻ khỏi vấn đề gãy xương không do chấn thương.

Magie

Ở một số quốc gia, magie được sử dụng hàng ngày nhằm phòng tránh bại não ở trẻ sơ sinh. Có giả thuyết rằng magie có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh, tuy nhiên cơ chế vẫn chưa rõ ràng.

Sắt

Sắt được tìm thấy trong huyết thanh trẻ bại não với hàm lượng thấp, nguyên nhân chủ yếu do ăn uống không bổ sung đủ sắt.

Vitamin C

Có thể kích thích mạnh mẽ tổng hợp norepinephrine ở trong các tế bào thần kinh.

VItamin D giúp tăng mật độ xương ở trẻ bại não
VItamin D giúp tăng mật độ xương ở trẻ bại não

Kết luận

Có nhiều yếu tố gây nên bệnh bại não, hiện không có một phương pháp can thiệp dinh dưỡng tiêu chuẩn nào để giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng. Nếu không tập trung vào vấn đề thiếu vi chất ở trẻ bại não, trẻ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như gãy xương, bệnh scorbut thiếu vitamin C, thiếu máu. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bổ sung dinh dưỡng đường miệng được khuyến khích sử dụng nhằm giảm tình trạng bệnh diễn ra.

Đọc thêm:

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận