Bộ Câu Hỏi Đánh Giá/Sàng Lọc Trẻ Tự Kỷ (16-30 Tháng Tuổi)

Ảnh bìa bộ câu hỏi đánh giá sàng lọc trẻ tự kỷ (16-30 tháng tuổi)

Nhận biết sớm rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở trẻ nhỏ rất quan trọng vì các dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng. Bài viết này Dawn Bridge giới thiệu một bộ câu hỏi đánh giá/sàng lọc tại nhà để giúp cha mẹ đánh giá nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ từ 16-30 tháng tuổi, hỗ trợ việc đưa ra quyết định đưa trẻ đi khám chuyên khoa kịp thời ASD ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, tác động đến khả năng nhận thức, giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ.

Bộ câu hỏi đánh giá sàng lọc cho trẻ tự kỷ là gì
Bộ câu hỏi đánh giá sàng lọc cho trẻ tự kỷ là gì?

Bộ câu hỏi đánh giá/sàng lọc cho trẻ tự kỷ từ 16 – 30 tháng tuổi là gì?

Bộ câu hỏi đánh giá/ sàng lọc M-CHAT-R/F (Modified Checklist for Autism in Toddlers – Revised, with Follow-Up) là một công cụ sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được thiết kế cho trẻ 16-30 tháng tuổi, nhưng cũng có thể áp dụng cho trẻ đến 48 tháng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các công cụ sàng lọc tương tự.

Được phát triển bởi Tiến sĩ Diana L. Robins và cộng sự, bài test này giúp đánh giá nguy cơ ASD ở trẻ, hỗ trợ việc phát hiện sớm các trường hợp cần được can thiệp.

Tuy nhiên, MCHAT-R/F chỉ là công cụ sàng lọc, không phải chẩn đoán. Kết quả chuẩn đoán nguy cơ cao cần được xác nhận bằng thăm khám chuyên sâu bởi các chuyên gia y tế và bác sĩ.

Giới thiệu bài đánh giá sàng lọc trẻ tự kỷ từ 16 - 30 tháng tuổi
Giới thiệu bài đánh giá sàng lọc trẻ tự kỷ từ 16 – 30 tháng tuổi.

Giới thiệu bài đánh giá/sàng lọc trẻ tự kỷ từ 16 – 30 tháng tuổi

Cách thực hiện MCHAT-R/F

Câu trả lời “KHÔNG” cho tất cả các câu hỏi ngoại trừ câu 2, 5, và 12 cho thấy nguy cơ rối loạn tự kỷ. Với các câu hỏi 2, 5, và 12, câu trả lời “CÓ” thể hiện nguy cơ rối loạn tự kỷ. Thang cho điểm sau đây tối đa hóa những đặc tính đo lường tâm lý của M-CHAT-R

Tổng điểm

  • 0-2 điểm: Nguy cơ thấp. Nếu trẻ nhỏ hơn 24 tháng, làm lại một lần nữa sau sinh nhật 2 tuổi của trẻ. Chưa cần phải hành động gì trừ khi trong quá trình theo dõi bạn phát hiện nguy cơ rối loạn tự kỷ của trẻ.
  • 3-7 điểm: Nguy cơ trung bình. Thực hiện bảng hỏi Phần Theo dõi (Giai đoạn thứ 2 của M-CHAT-R/F) để có thêm thông tin về những câu trả lời chỉ ra nguy cơ tự kỷ. Nếu điểm sàng lọc trẻ bằng bảng hỏi theo dõi vẫn là 2 hoặc cao hơn, đứa trẻ được xác nhận có kết quả sàng lọc dương tính. Hành động cần thiết: Giới thiệu trẻ đi đánh giá chẩn đoán và xác định tính hợp lệ cho chương trình can thiệp sớm. Nếu điểm từ 0-1, đứa trẻ được có kết quả sàng lọc âm tính. Không cần hành động gì cả trừ khi quá trình theo dõi cho thấy nguy cơ của trẻ đối với rối loạn tự kỷ. Trẻ nên được sàng lọc lại trong các lần thăm khám sức khỏe tiếp theo.
  • 8-20 điểm: Nguy cơ cao. Có thể bỏ qua bước sàng lọc bằng bảng hỏi theo dõi và ngay lập tức giới thiệu trẻ đi đánh giá chẩn đoán và xác định tính hợp lệ cho chương trình can thiệp sớm.

Lưu ý quan trọng

MCHAT-R/F chỉ là sàng lọc. Kết quả dương tính không tự động đồng nghĩa với chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Chỉ có chuyên gia mới có thể chẩn đoán chính thức. Nếu có nghi ngờ, hãy đưa trẻ đến chuyên gia để được đánh giá. Can thiệp sớm rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Chỉ chuyên gia mới có thể chuẩn đoán chính thức
Chỉ chuyên gia mới có thể chuẩn đoán chính thức

Bộ câu hỏi đánh giá/sàng lọc trẻ tự kỷ từ 16-30 tháng tuổi

Bài test MCHAT-R/F gồm 20 câu hỏi dành cho phụ huynh. Dưới đây là bảng bộ câu hỏi sàng lọc trẻ tự kỷ. Hãy trả lời “Có” nếu trẻ thường xuyên có hành vi đó, và “Không” nếu hành vi chỉ xảy ra một vài lần hoặc không thường xuyên.

  1. Nếu bạn chỉ vào một điểm trong phòng, con bạn có nhìn theo không? (Ví dụ, nếu bạn chỉ vào đồ chơi hay con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi đó hay con vật đó không?)
Không
  1. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không?
Không
  1. Con bạn có chơi trò chơi tưởng tượng hoặc giả vờ không? (Ví dụ, giả vờ uống nước từ một cái cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại, hay giả vờ cho búp bê hoặc thú giả ăn?)
Không
  1. Con bạn có thích leo trèo lên đồ vật không? (Ví dụ, trèo lên đồ đạc trong nhà, đồ chơi ngoài trời, hoặc leo cầu thang)
Không
  1. Con bạn có làm các chuyển động ngón tay một cách bất thường đến gần mắt của bé không? (Ví dụ, con bạn có vẫy/ đưa qua đưa lại ngón tay gần mắt của bé)
Không
  1. Con bạn có dùng ngón tay trỏ của bé để yêu cầu việc gì đó, hoặc để muốn được giúp đỡ không? (Ví dụ, chỉ vào bim bim hoặc đồ chơi ngoài tầm với)
Không
  1. Con bạn có dùng một ngón tay để chỉ cho bạn thứ gì đó thú vị mà trẻ thích thú không? (Ví dụ, chỉ vào máy bay trên bầu trời hoặc 1 cái xe tải lớn trên đường)
Không
  1. Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? (Ví dụ, con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, cười với những trẻ này hoặc tới chơi với chúng không)
Không
  1. Con bạn có khoe bạn những đồ vật bằng cách mang hay ôm chúng đến cho bạn xem không phải để được bạn giúp đỡ, chỉ để chia sẻ với bạn không? (Ví dụ, trẻ  khoe với bạn 1 bông hoa, thú giả, hoặc 1 cái xe tải đồ chơi)
Không
  1. Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? (Ví dụ, con bạn có ngước tìm người gọi, nói chuyện, hay bập bẹ, hoặc ngừng việc bé đang làm khi bạn gọi tên của bé?)
Không
  1. Khi bạn cười với con bạn, con bạn có cười lại với bạn không?
Không
  1. Con bạn có cảm thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh? (Ví dụ, con bạn có hét lên hay khóc khi nghe tiếng ồn của máy hút bụi, hoặc nhạc to?)
Không
  1. Con bạn của bạn có đi bộ không?
Không
  1. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện với bé, chơi cùng bé hoặc mặc quần áo cho bé không?
Không
  1. Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? (Ví dụ, vẫy tay bye bye, vỗ tay, hoặc tạo ra những âm thanh vui vẻ khi bạn làm)
Không
  1. Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn cái gì không?
Không
  1. Con bạn có cố gắng gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào bé không? (Ví dụ, con bạn có nhìn bạn để được bạn khen ngợi, hoặc nói “nhìn” hoặc “nhìn con”?
Không
  1. Con bạn của bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu con làm không? (Ví dụ, Nếu bạn không chỉ tay, con bạn có hiểu “để sách lên ghế” hoặc “đưa mẹ/bố cái chăn”không?)
Không
  1. Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không? (Ví dụ, nếu con bạn nghe thấy 1 âm thanh lạ hoặc thú vị, hoặc nhìn thấy đồ chơi mới, con bạn có nhìn bạn không?)
Không
  1. Con bạn có thích những hoạt động mang tính chất chuyển động không? (Ví dụ, được lắc lư hoặc nâng lên hạ xuống trên đầu gối của bạn không?
Không

Kết luận

Cha mẹ nên thực hiện bài test trẻ tự kỷ từ sớm và định kỳ. Mặc dù bài trắc nghiệm có thể cho kết quả “dương tính” giả, nhưng bài test sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần kinh của con. Ngoài ra, khi nhận được kết quả cho thấy trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, cha mẹ cần bình tĩnh, giữ vững tâm lý và đưa con đi tới cơ sở Nhi khoa để được chuẩn đoán mức độ tự kỷ để có hướng điều trị kịp thời.

Đọc thêm: 

Bài viết từ Dawn Bridge cung cấp thông tin không thay thế cho lời khuyên y tế. Chúng tôi khuyến khích bạn nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn (bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, dược sĩ, v.v.) về mối quan tâm của bạn, các câu hỏi về hoặc việc sử dụng thực phẩm bổ sung và những gì có thể tốt nhất cho sức khỏe tổng thể của bạn. Bất kỳ đề cập nào trong thông tin này về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc khuyến nghị từ một tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đều không thể hiện sự chứng thực của Dawn Bridge về sản phẩm, dịch vụ hoặc lời khuyên chuyên môn đó.

Để lại một bình luận